Viêm tai giữa ở trẻ em được phát sinh từ nhiều bệnh lý của tai, mũi họng gây nên. Vì thế, vào thời điểm giao mùa cha mẹ nên để ý chăm sóc con thật cẩn thận để tránh tình trạng ho, sổ mũi, ho có đờm,… Viêm tai giữa ở trẻ em dễ thấy ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.
Theo thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm tai giữa chiếm 17 đến 19% đổi với trẻ lên 3 tuổi, còn từ 3 đến 5 tuổi chiếm khoảng 9%.
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em, trẻ có thể bị đau tai, sốt và một số vấn đề về tai như ù tai, khó nghe, thính giác bắt đầu yếu hơn.. Bệnh này xảy ra khi trẻ bị cảm lạnh, ho nhiều, đau họng.
Bệnh này hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa, nó bị viêm và nhiễm trùng sau màng nhĩ chính là phần giữa ở tai. Viêm tai giữa do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào khoảng trống sau màng nhĩ tạo nên. Khi mắc bệnh trẻ cảm thấy đau đớn, thậm chí chảy mũ ở tai.
Viêm tai giữa ở trẻ em nhận biết bằng cách nào?
Đối tượng mắc bệnh viêm tai giữa không trừ một ai, từ trẻ sơ sinh đến người lớn tuổi. Bệnh này cũng để lại những nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời, một số dấu hiệu dưới này giúp bạn có thể nhận biết khi con mình bị mắc viêm tai giữa:
- Sốt mà không hề biết nguyên nhân, thậm chí sốt lên đến 39 độ C.
- Trẻ thường có biểu hiện cáu gắt, quấy khóc, khó ngủ.
- Xuất hiện những cơn đau ở đầu, tai và cổ.
- Cảm giác trong tai có gì đò, đầy tai hơn, ù tai, thính lực giảm dần so với bình thường.
- Tai có thể bị chảy mủ, dịch chảy từ ít đến nhiều.
- Trẻ có dấu hiện nôn, tiêu chảy.
Nếu trường hợp cha mẹ thấy con mình hay cho tay vào tai ngoáy, tai chảy dịch,… cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất gặp bác sỹ ngay để khám bệnh xem con mình có mắc viêm tai giữa không. Tại đây, các bác sỹ tư vấn sẽ cho bé đi nội soi tai, kiểm tra tình hình tai có sung, mưng đỏ, dịch tai để làm xét nghiệm. Từ đó có kết quả và đưa ra biện pháp cụ thể để chữa trị cho bé.
Tìm hiểu thêm về: Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Những điều cần biết để chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Thực tế cho thấy bệnh này không quá nguy hiểm, nhưng nếu trường hợp viêm tai cấp tính thì cực kỳ nguy hiểm, bé có thể bị điếc và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Bênh viêm tai giữa này không bị lây lan từ người này sang người kia, tuy nhiên nó lại là tình trạng ho, viêm mũi họng gây nên. Vì thế, không nên cho trẻ tiếp xúc với người bệnh ho, ốm, sốt,…
Để phòng tránh loại bệnh này, cần vệ sinh và chăm sóc cẩn thận tai, mũi, họng cho bé. Thường xuyên rửa nước mũi, hút mũi để tránh tràn dịch. Nếu trẻ có mắc bệnh này thì cha mẹ không quá lo lắng, nó sẽ tự khỏi trong vòng 3 đến 4 ngày mà không dùng thuốc kháng sinh.
Trẻ mắc bệnh viêm tai giữa không cần ăn kiêng gì cả, tuy nhiên không nên cho bé ăn đồ dai, cứng, thực phẩm dầu mỡ. Vì nếu ăn đồ cứng, trẻ phải nhai nhiều sẽ dẫn đến bị đau tai, ngoài ra ăn các đồ ăn này sẽ làm đờm xuất hiện ở họng nhiều.
Nếu thấy bé không thuyên giảm sau 1 đến 2 ngày, những cơn đau và sốt không giảm, đồng thời dùng kháng sinh không đỡ, cần đưa bé đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Để hạn chế viêm tai giữa ở trẻ em, bố mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe của con như:
– Trái cây tươi, rau củ quả, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, nước ép hoa quả.
– Tất cả các loại rau xanh, quả mọng nước như việt quất, dâu tây,… để tăng cường vitamin C, tăng hệ miễn dịch sức đề kháng cho bé.
– Bổ sung thức ăn giàu vitamin A và cà chua, cà rốt, có tác dụng giảm viêm nhiễm ở tai, giúp quá trình điều trị bệnh thêm hiệu quả hơn.
– Sử dụng giàu oliu, dầu cá, dầu dừa và các thực phẩm có chữ omega 3.
Bài viết trên chứa đựng một vài thông tin cơ bản về cách chăm sóc viêm tai giữa ở trẻ em, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc đề phòng và có biện pháp hữu hiệu khi con bạn mắc bệnh này.
Tại Thương Hiệu Vùng Miền, chúng tôi đề cao tính trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt và khuyến khích làm giàu chủ động. Với phương châm “Sự hài lòng là giá trị cốt lỗi”, chúng tôi tự tin mang lại có khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đáng sử dụng nhất. Thương Hiệu Vùng Miền – Chất lượng làm nên Thương hiệu.
Để lại một trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.